SINGAPORE, 06/10/2021 /PRNewswire/ -- Châu Á Thái Bình Dương vốn được biết tới là khu vực giàu tính đa dạng sinh học đặc hữu không nơi nào trên thế giới có được, lại đang là trung tâm diễn ra khủng hoảng mất đa dạng sinh học và tự nhiên. Khu vực này tập trung các điểm nóng với mật độ lớn nhất thế giới về suy thoái vốn tự nhiên[1], và trong điều kiện kinh doanh thông thường như hiện nay, sẽ có tới 42% giống loài có nguy cơ biến mất ở Đông Nam Á, một nửa trong số đó sẽ tuyệt chủng trên toàn cầu[2]. Chuyển dịch có hệ thống là hướng đi quan trọng để xây dựng một tương lai bền vững cho Châu Á - Thái Bình Dương cũng như cần các giải pháp sáng tạo để tiến hành đầu tư các hạng mục cần thiết nhằm tái thiết lập mối quan hệ giữa chúng ta và trái đất.
Đây là một trong những phát hiện của AlphaBeta, Temasek và Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong báo cáo mới mang tên 'Nền Kinh tế Tự nhiên Mới: Làn sóng Tiếp theo của Châu Á ' ra mắt hôm nay tại Tuần lễ Sinh thái 2021. Báo cáo cung cấp đề án kinh doanh cho các giải pháp thân thiện với môi trường trong khu vực bằng cách phân tích các rủi ro, cơ hội và nguồn tài chính cần thiết để xây dựng một nền kinh tế thân thiện với môi trường.
Mối đe dọa đối với tự nhiên cũng chính là mối đe dọa đối với hoạt động kinh doanh
Ba hệ thống kinh tế xã hội chính ở Châu Á - Thái Bình Dương tạo ra mối đe dọa lớn nhất đối với tự nhiên, nhưng cũng mang lại cơ hội nhiều nhất cho sự tăng trưởng của nền kinh tế thân thiện với môi trường.Tổng giá trị do các cơ hội này mang lại lên đến 4,3 nghìn tỷ đô la MỸ tương đương 14% GDP của Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2019:
Tóm lại, để mở ra 59 cơ hội kinh doanh thân thiện với môi trường trên ba hệ thống này sẽ cần huy động được khoản đầu tư hàng năm là 1,1 nghìn tỷ đô la Mỹ. Mặc dù con số này khá lớn nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong số 31,1 nghìn tỷ đô la Mỹ mà 45 quốc gia thành viên của Ngân hàng Phát triển Châu Á đã công bố để chống lại đại dịch COVID-19[5].
Tiến sĩ Steve Howard, Giám đốc Bền vững tại Temasek cho biết: "Chúng ta phải giảm một nửa lượng khí thải carbon và bắt đầu khôi phục lại những mất mát từ thiên nhiên trước năm 2030, tránh xảy ra hậu quả thảm khốc. Điều này có thể đạt được thông qua các mô hình kinh doanh mới có khả năng tự duy trì và bền vững về mặt kinh tế. Các cộng đồng doanh nghiệp và đầu tư phải chung sức cùng với các Chính phủ và tổ chức dân sự để có thể cùng nhau đầu tư thúc đẩy tăng trưởng cho con người, hành tinh và nền kinh tế".
Đổi mới và hợp tác là yếu tố then chốt nhằm thúc đẩy đầu tư cho quá trình chuyển đổi thân thiện với môi trường
Trong một cuộc khảo sát độc quyền được thực hiện để làm báo cáo, các nhà đầu tư và lãnh đạo doanh nghiệp trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương đã xác định được những thách thức chính cần phải vượt qua khi theo đuổi các mô hình kinh doanh thân thiện với môi trường. Những rào cản này có thể được phân loại rộng thành bốn lĩnh vực: thách thức về thể chế, rào cản thị trường, lỗ hổng thông tin và thiếu các yếu tố hỗ trợ đầu tư.
Để vượt qua những rào cản này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và cộng đồng đã đề xuất một loạt các giải pháp sáng tạo nhằm thúc đẩy đầu tư cần thiết trong thập kỷ tới. Ba đề xuất hàng đầu bao gồm:
Nhiều nghiên cứu và phát triển hơn, cũng như đối thoại công-tư nhiều hơn sẽ là yếu tố quan trọng để tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi trong một nền kinh tế thân thiện với môi trường.
Theo bà Akanksha Khatri, Trưởng ban Hành động vì Thiên nhiên tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới: "Đại dịch COVID-19 là một cú sốc cần thiết với hệ thống, buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về mối quan hệ của con người với thiên nhiên. Để khôi phục một tương lai bền vững, chúng ta phải phân bổ đầu tư một cách hợp lý vào việc bảo vệ, phục hồi và quản lý bền vững vốn tự nhiên cũng như định giá các dịch vụ hệ sinh thái". "Nghiên cứu và cam kết của chúng tôi với các chính phủ, khu vực tư nhân, các nhà đầu tư và xã hội dân sự luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo ra các con đường hợp tác mới cho một nền kinh tế thân thiện với tự nhiên".
Tiến sĩ Fraser Thompson, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của AlphaBeta lưu ý rằng: Mất đa dạng sinh học và tự nhiên là mối quan tâm chính của các doanh nghiệp trên khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và tất cả các bằng chứng hiện có đều chỉ ra rằng kinh doanh theo cách thông thường hiện nay không còn phù hợp nữa". "Tin tốt là báo cáo này chỉ ra con đường cho các doanh nghiệp không những tăng cường khả năng hoạt động bền vững, tích cực đóng góp cho thiên nhiên, mà còn tạo ra những cơ hội tăng trưởng mới. Hành động của các bên liên quan giữa các doanh nghiệp, chính phủ và xã hội dân sự ở Châu Á - Thái Bình Dương có thể mở ra cơ hội thân thiện với môi trường như vậy".
Có thể tải xuống báo cáo của AlphaBeta, Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Temasek tại https://bit.ly/NewNatureEconomy
Giới thiệu về AlphaBeta
AlphaBeta có trụ sở tại Singapore là một doanh nghiệp tư vấn chiến lược và kinh tế phục vụ khách hàng trên toàn thế giới.
Giới thiệu về Temasek
Temasek là một công ty đầu tư sở hữu danh mục đầu từ trị giá 381 tỷ đô la Singapore (283 tỷ đô la MỸ) tính đến ngày 31/3/2021, Điều lệ Temasek xác định vai trò của chúng tôi là một nhà đầu tư, một tổ chức và một nhà bảo trợđịnh hình lập trường đầu tư, đặc trưng và triết lý là mong muốn làm tốt, làm đúng và làm những điều tốt đẹp. . Chúng tôi tích cực tìm kiếm các giải pháp bền vững nhằm giải quyết các thách thức hiện tại và tương lai, nhờ nắm bắt cơ hội đầu tư cùng các cơ hội khác giúp mang lại một thế giới tốt đẹp, thông minh và bền vững hơn. Temasek đặt trụ sở chính tại Singapore và có 13 văn phòng trên khắp thế giới. Để biết thêm thông tin về Temasek, vui lòng truy cập www.temasek.com.sg.
Giới thiệu về Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cam kết cải thiện tình trạng của thế giới, là Tổ chức Quốc tế về Hợp tác Công-Tư. Diễn đàn thu hút sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính trị, doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo lỗi lạc khác của xã hội nhằm định hình các chương trình nghị sự toàn cầu, khu vực và trong ngành. (www.weforum.org).
[1] https://encore.naturalcapitalfinancealliance.org/map?view=hotspots
[3] https://population.un.org/wpp/DataQuery/
[5] https://covid19policy.adb.org/