omniture

Đại học Công nghệ Sydney theo dõi nhanh hành động khí hậu với robot phân tích tảo đầu tiên trên thế giới

University of Technology Sydney
2022-07-14 13:36 3635

SYDNEY, 14/07/2022 /PRNewswire/ -- "Hệ thống kiểu hình tảo" thành công dò tìm được "siêu tảo" chống biến đổi khí hậu, tương đương với tốc độ của 20 nhà khoa học làm việc 24 giờ một ngày, 7 ngày/tuần. Ảnh của Marcus Stimson.

Các nhà nghiên cứu của UTS thuộc Cụm biến đổi khí hậu (C3) đã hợp tác với PSI - nhà sản xuất dụng cụ khoa học sinh học hàng đầu thế giới - nhằm phát triển và trang bị hệ thống robot tự động sàng lọc hàng nghìn loại tảo mỗi ngày.

The “Algae Phenotyping System” analyses algae at the speed of 20 scientists working 24 hours a day, seven days a week. Photo by Marcus Stimson.
The “Algae Phenotyping System” analyses algae at the speed of 20 scientists working 24 hours a day, seven days a week. Photo by Marcus Stimson.

Tảo là thực vật thủy sinh cực nhỏ, khi được trồng trong lò phản ứng sinh học, loài này có khả năng hấp thụ carbon từ khí quyển hiệu quả gấp 40 lần so với cây cối. Đặc tính của loài này phù hợp để ứng dụng vào nhiều ngành công nghiệp như thực phẩm và đồ uống, sợi dệt, nhựa sinh học và nhiên liệu sinh học.

Giáo sư Peter Ralph, Giám đốc C3 tại UTS cho biết: "Quan hệ đối tác của chúng tôi với PSI…chính là yếu tố làm thay đổi cục diện trong mục tiêu sử dụng "siêu tảo" nhằm chống lại biến đổi khí hậu và xây dựng một nền kinh tế công nghệ sinh học tảo mới tại Úc".

So với số lượng tảo hiện có trong quy trình nuôi cấy của chúng ta, vẫn còn hàng trăm nghìn loài tảo chưa được khám phá. Bằng cách xúc tiến nhanh khâu tìm kiếm và xác định đặc điểm nhờ công nghệ tiên tiến, chúng tôi mở khoá cho tiềm năng vô hạn của ngành công nghiệp để ứng dụng nhanh "siêu tảo" vào khâu khử cácbon trong các quy trình sản xuất".

Trước đây, các nhà khoa học cần khoảng sáu tháng thử nghiệm thủ công, toàn thời gian để tiến hành xác định đặc điểm của một chủng tảo duy nhất. Giờ đây, công nghệ mới này cho phép họ xác định được đặc điểm của một chủng tảo chỉ trong vòng một tuần.

Ông Martin Trtilek, Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành PSI cho biết: "UTS đang dẫn đầu trong việc nhận định đặc điểm và có hiểu biết sâu rộng hơn về vai trò của siêu tảo trong việc kìm hãm tốc độ biến đổi khí hậu. Vì lý do này, chúng tôi tin rằng Úc có khả năng trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này, phát triển công nghệ mới và mang lại vô số lợi thế cho ngành công nghiệp. Đổi lại, chúng tôi dự đoán doanh thu của các công ty ứng dụng thành phẩm của công nghệ này sẽ gia tăng đáng kể theo đà gia tăng của số lượng việc làm mới.

Sau khi lắp đặt Hệ thống kiểu hình tảo, UTS và PSI sẽ tiến hành điều chỉnh hệ thống để phân tích đặc điểm của các chủng rong biển khác nhau. Theo dự tính, ngành công nghiệp lấy rong biển làm cốt lõi có trị giá lên đến 15 tỷ USD.

Đại học Công nghệ Sydney (UTS) là trường đại học công nghệ hàng đầu và đứng hạng #1 tại Úc về Nghiên cứu AI, Khoa học máy tính và Kỹ thuật. Tìm hiểu thêm thông tin tại uts.edu.au.

nguồn: University of Technology Sydney