omniture

Huawei tích cực khám phá các phương thức thực hành cải tiến của F5G để tái định hình năng suất ngành

HC2022
2022-09-21 21:19 2949

BANGKOK, 21/9/2022 /PRNewswire/ -- Tại HUAWEI CONNECT 2022, ông Kim Jin, Phó Chủ tịch dòng sản phẩm kinh doanh quang học Huawei, đã có bài phát biểu quan trọng "Phát triển F5G, tái định hình năng suất ngành", trong đó đưa ra tầm nhìn F5G sẽ chủ yếu phát triển trên ba kịch bản ngành mới, đồng thời phát hành cổng kết nối IoT thời gian thông minh toàn quang đầu tiên của ngành CNTT-TT và một thiết bị cảm biến rung sợi quang hoàn toàn mới.

Trong khuôn khổ sự kiện này, Huawei cũng đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh "F5G Industry Practice, Building New-Gen Connectivity" để chia sẻ các phương thức thực hành tốt nhất của F5G với khách hàng và đối tác.

Theo định nghĩa của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI), F5G là mạng truyền thông cố định thế hệ thứ năm. Tiến sĩ Frank J. Effenberger, Báo cáo viên ITU-T Q2/15 kiêm Phó Chủ tịch ETSI ISG F5G, giải thích rằng F5G đã cho thấy kết quả tích cực trong các kịch bản tăng cường băng thông rộng cố định (eFBB), kết nối toàn sợi (FFC) và đảm bảo trải nghiệm đáng tin cậy (GRE) dựa trên công nghệ truyền thông cáp quang và hiện đang được sử dụng trên một loạt các ngành công nghiệp để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Ông Kim Jin cho biết trọng tâm của sự phát triển F5G trong tương lai sẽ là tái định hình năng suất ngành bằng cách tiếp tục khám phá các kịch bản ứng dụng mới trong thị trường công nghiệp. Huawei tin rằng F5G sẽ phát triển trong ba kịch bản ứng dụng nữa — Mạng quang học xanh linh hoạt (GAO), Liên kết phục hồi thời gian thực (RRL) và Nhận diện & cảm biến quang học (OSV) — đồng thời kêu gọi các đối tác thông qua chuỗi ngành công nghiệp để cùng nhau thúc đẩy đổi mới và ứng dụng F5G.

Bằng cách áp dụng kinh nghiệm có được trong các thị trường công nghiệp khi phát triển F5G, Huawei đã xây dựng các giải pháp Mạng OptiX thông minh xanh và khám phá ra hơn 40 ứng dụng dựa trên kịch bản sáng tạo trong hơn 10 ngành công nghiệp, chẳng hạn như giao thông vận tải, năng lượng, tài chính, cũng như các dịch vụ tiện ích công cộng và chính phủ.

Đối với các kịch bản Internet vạn vật (IoT), Huawei ra mắt cổng kết nối IoT thời gian thông minh toàn quang đầu tiên trên thế giới, OptixStar T823E-T. Cổng kết nối cung cấp độ tin cậy cao, đảm bảo thời gian chính xác và tính mở thông minh. Sản phẩm đã được sử dụng rộng rãi trong các trạm biến áp, phương tiện kết nối vạn vật (V2X) và ngành dầu khí.

Đối với các cơ sở doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, Huawei đã đưa ra giải pháp MiniFTTO và một loạt các sản phẩm.

Đối với ngành ISP, Huawei đã phát hành các giải pháp mang tính cá nhân hóa Cáp quang đến phòng (FTTR) và Mạng truyền tải quang động điểm-đa điểm (OTN P2MP) để giúp ISP cải thiện trải nghiệm dịch vụ gia đình và doanh nghiệp, đồng thời nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Ngoài ra, Huawei cho ra mắt sản phẩm cảm biến cáp quang mới, OptiXSense EF3000-F50, mở rộng công nghệ cảm biến sợi quang từ công tác kiểm tra đường ống dẫn dầu khí đến bảo vệ khu vực trọng điểm và có tiềm năng sử dụng to lớn trong các sân bay, hệ thống đường sắt và các cơ sở lớn.

Ông Nicholas Ma, Chủ tịch Tập đoàn Nhóm Kinh doanh Doanh nghiệp Huawei APAC, cho biết: "Khai phá tiềm năng kỹ thuật số tại Châu Á Thái Bình Dương đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật số xanh và mạnh mẽ. Huawei sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số bằng cách hỗ trợ các ngành công nghiệp với nền tảng mạng toàn quang xanh sáng tạo, đồng thời trở thành công ty có đóng góp chính cho nền kinh tế số của khu vực.

nguồn: HC2022