Đánh bắt cá bất hợp pháp, đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu góp phần vào tỉ lệ tử vong cao của một trong những ngành nghề nguy hiểm nhất thế giới
WASHINGTON, ngày 3 tháng 11 năm 2022 /PRNewswire/ -- Hơn 100.000 trường hợp tử vong mỗi năm liên quan đến đánh bắt cá, một nghiên cứu mới chỉ ra. Gần 300 ngư dân chết mỗi ngày—ước tính cao hơn nhiều so với tất cả các đánh giá trước đó—theo nghiên cứu từ FISH Safety Foundation (FSF) được ủy thác bởi The Pew Charitable Trusts.
Số người chết đáng kể ảnh hưởng quá lớn đến những ngư dân có thu nhập thấp—bao gồm cả trẻ em bị cưỡng bức lao động—và chủ yếu là do điều kiện làm việc nguy hiểm và tàu thuyền không an toàn.
FSF đã xác định một số yếu tố gây ra tỉ lệ tử vong của ngư dân, bao gồm cả nghèo đói; xung đột địa chính trị; đánh bắt quá mức; đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát (IUU); và biến đổi khí hậu. IUU là một nguyên nhân quan trọng, đặc biệt là nhu cầu về protein từ cá tăng lên trên toàn cầu. Các đơn vị khai thác bất hợp pháp quy mô công nghiệp đã bỏ qua các quy tắc an toàn trong khi góp phần vào việc khai thác quá mức các hoạt động đánh bắt có lợi nhuận cao. Điều này gây ra những yếu tố đã được xác định là "IUU theo nhu cầu", theo đó các ngư dân quy mô nhỏ, hoạt động thủ công phải phá vỡ các quy tắc hoặc tham gia vào các hoạt động không được kiểm soát, nguy hiểm vì ngày càng khó khăn hơn để tìm thấy cá. Những điều kiện này càng trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu và sự phân bố thay đổi của các nguồn cá.
"Trong khi đánh bắt cá vốn đã rủi ro, thực tế khắc nghiệt là nhiều cái chết trong số này có thể tránh được. Với 3 tỉ người phụ thuộc vào nguồn hải sản và nhu cầu dự kiến sẽ tăng lên, cần có các chính sách mạnh mẽ hơn để giữ cho ngư dân được an toàn, bao gồm cả các chính sách giải quyết nguyên nhân thực sự gây ra những cái chết này," Peter Horn, Giám đốc dự án thủy sản quốc tế của Pew, tập trung vào việc chấm dứt và ngăn chặn tình trạng đánh bắt bất hợp pháp.
Eric Holliday, Giám đốc Điều hành của FSF, cho biết, "Nhiều người suy đoán rằng ước tính tỉ lệ tử vong của ngư dân đã thấp hơn thực tế và ẩn chứa nhiều nguy cơ về đánh bắt cá. Phân tích của chúng tôi là phân tích đầu tiên và kết luận cho thấy sự thiếu minh bạch trong ngành công nghiệp đánh bắt gây nguy hiểm cho mạng sống vì đã che khuất bức tranh toàn cảnh về những gì xảy ra trên tàu hoặc tại địa điểm đánh cá, khiến các chính phủ khó thiết lập chính sách hiệu quả nhằm cải thiện an toàn. Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ xác định chính xác số ngư dân thiệt mạng, nhưng điều này sẽ đóng vai trò như một lời cảnh báo cho các chính phủ, cảnh tỉnh họ rằng để cứu lấy mạng sống, hành động khẩn cấp—được thông tin bằng cách báo cáo và chia sẻ dữ liệu tử vong tốt hơn—là cần thiết".
Bằng cách xem xét dữ liệu công khai có sẵn và bằng cách tham khảo chéo với các bài báo và tin tức điều tra, mạng xã hội và truyền thông tư nhân với các quan chức chính phủ và những người khác, các tác giả nghiên cứu đã có thể cung cấp bức tranh hoàn chỉnh nhất cho đến nay về số lượng các trường hợp tử vong liên quan đến đánh bắt cá trên toàn thế giới.
Nhưng với tất cả các công cụ có sẵn, vẫn còn thiếu sót về dữ liệu, và con số tổng thể gần như không thể được xác định chính xác. Dữ liệu không đầy đủ và không chính xác đã khiến những người ra quyết định gặp khó khăn trong việc thực hiện các thay đổi chính sách cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho các ngư dân quy mô công nghiệp và quy mô nhỏ ở cấp quốc tế, quốc gia và địa phương.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, Pew thúc giục hành động trên nhiều lĩnh vực. Trong nước, cần phải thực hiện nhiều biện pháp giữ an toàn cho ngư dân và giải quyết các yếu tố chính. Do mức độ tử vong cao trong các cộng đồng thu nhập thấp, việc hỗ trợ tài chính và xây dựng năng lực là rất cần thiết. Ở tầm quốc tế, các nỗ lực thu thập dữ liệu, minh bạch và chia sẻ thông tin sẽ giúp các cơ quan quản lí hiểu rõ hơn về các vấn đề mà ngư dân phải đối mặt, định lượng chính xác hơn các rủi ro bổ sung do khai thác hải sản IUU và áp dụng các chính sách mạnh mẽ hơn để đảm bảo an toàn tàu thuyền.
Ngoài ra còn có các khuôn khổ quy định hiện có được thiết kế để ngăn chặn việc đánh bắt bất hợp pháp và bảo vệ ngư dân. Cụ thể, các quốc gia nên phê chuẩn và thực hiện Thỏa thuận Cape Town, được thông qua bởi Tổ chức Hàng hải Quốc tế năm 2012, trong đó đặt ra các tiêu chuẩn an toàn cho việc xây dựng và thiết kế các tàu đánh cá; thực hiện Thỏa thuận FAO về các biện pháp của quốc gia có cảng, để ngăn chặn việc đánh bắt cá bất hợp pháp xâm nhập vào chuỗi cung ứng hải sản; và tiếp tục thực hiện 2007 ILO Công ước về Đánh bắt cá C188, đặt ra tiêu chuẩn cho điều kiện sống trên tàu biển. Các quốc gia thành viên của các tổ chức quản lí hải sản khu vực cũng nên thiết lập các chính sách rõ ràng nhằm tăng cường các nỗ lực để chống đánh bắt hải sản IUU và đánh bắt quá mức.
"May mắn thay, có một số công cụ có sẵn có thể giúp ngăn chặn IUU quy mô công nghiệp và đánh bắt quá mức và cải thiện các mối quan tâm về an toàn trong một trong những ngành nghề nguy hiểm nhất thế giới," Horn nói thêm. "Mặc dù không giải quyết tất cả các vấn đề, nhưng rõ ràng thể hiện ý định giải quyết vấn đề này. Các cơ quan quốc tế cũng phải ưu tiên tính những trường hợp tử vong này. Khi bức tranh về thực trạng trên biển hiện nay trở nên rõ ràng hơn, các viên chức mới có thể biết khi nào—và ở đâu—cần hành động mạnh mẽ hơn. Nghiên cứu này nên là một lời kêu gọi rõ ràng đến các cơ quan chức năng quốc tế, chính phủ quốc gia và các nhà quản lí hải sản trên toàn cầu, để có trách nhiệm giải quyết vấn đề. Ngư dân không nên chết trong bóng tối và các chính phủ không thể bỏ qua tình trạng bất công và bất bình đẳng do không có các hành động đối với đánh bắt cá IUU, đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu".
Liên hệ: Leah Weiser, lweiser@pewtrusts.org, +1-202-591-6761
Hình ảnh - https://mma.prnasia.com/media2/1934287/Cycle_of_IUU_Infographic.jpg?p=medium600