TTXVN (Thành phố Hồ Chí Minh, 21/11/ 2019)/PRNewswire-AsiaNet/--
Đầu tư có trách nhiệm xã hội đang ngày được hưởng ứng trên toàn cầu, được thúc đẩy bởi sự quan tâm của công chúng về những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm, phá rừng và bất bình đẳng xã hội. Theo nghiên cứu mới của Bain & Company (SỰ ỔN ĐỊNH LÊN NGÔI KHI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á DỊCH CHUYỂN TRỌNG TÂM (https://www.bain.com/insights/sustainability-wins-as-investors-in-southeast-asia-shift-focus/). Ngày nay, hơn 50% các giao dịch vốn cổ phần tư nhân ở Đông Nam Á hiện đã quay trở lại các mô hình kinh doanh sáng tạo, góp phần cải tiến về môi trường và xã hội.
Dựa trên một định nghĩa phù hợp với các nước đang phát triển, đầu tư bền vững ở Đông Nam Á đã nhanh chóng trở thành xu hướng. Trong tất cả các giao dịch vốn cổ phần tư nhân ở Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2019, 56% các công ty tham gia đáp ứng các tiêu chí bền vững của Bain & Company cho các nước đang phát triển, tăng từ 30% trong năm 2017.
Các nhà đầu tư đang nhận ra rằng họ có thể phải trả giá nhiều hơn khi bỏ qua các tiêu chí môi trường và xã hội trong đầu tư của mình, và một số đối tác đang gây áp lực lên các nhà quản lý quỹ toàn cầu để kết hợp các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào quy trình đầu tư của họ. Do đó, ngày càng nhiều quỹ đang xây dựng danh mục đầu tư của các công ty đáp ứng nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm (PRI) màLiên hợp quốc hỗ trợ - và cải thiện khả năng nội bộ để giúp họ phát triển.
Suvir Varma, cố vấn cao cấp của Bain & Company Global Private Equity và đồng tác giả báo cáo cho biết: "Người tiêu dùng và cổ đông đang ngày càng yêu cầu các công ty công bố các vấn đề đạo đức liên quan đến các khoản đầu tư của họ. Mối lo ngại đó đã làm dấy lên làn sóng đầu tư bền vững đầu tiên hơn một thập kỷ trước, khi các quỹ tìm cách giảm thiểu rủi ro tài chính và uy tín."
Vào thời điểm đó, hầu hết các nhà đầu tư lớn nhất Đông Nam Á hướng đầu tư vào các ngành công nghiệp chính như dầu khí, khai thác mỏ và nông sản. Ngày nay, nhiều công ty đang tài trợ cho các mô hình kinh doanh sáng tạo nhằm đáp ứng các nhu cầu về môi trường và xã hội. Trong đó gồm các công ty phát triển các dự án năng lượng tái tạo, các nền tảng cung cấp quyền truy cập vào lĩnh vực tài chính và thị trường cho các doanh nghiệp vi mô, và mạng lưới bệnh viện vì lợi nhuận giúp những người dân tiếp cận nhiều hơn với hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Đầu tư bền vững thúc đẩy tăng trưởng, khác hẳn với nếu chỉ thay đổi đơn thuần về quyền sở hữu tài chính, và đáp ứng ít nhất một trong ba tiêu chí:
"Phạm vi đầu tư bền vững tiềm năng ở các nước đang phát triển rộng hơn nhiều so với các nước phát triển", Alex Boulton, giám đốc Bain & Company's Global Private Equity và đồng tác giả báo cáo, có trụ sở tại Singapore, lý giải. "Chúng tôi đã chứng kiến tổng giá trị thỏa thuận của các khoản đầu tư bền vững đạt 3,2 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019, tăng 60% so với nửa đầu năm 2018 và đang trên đà vượt qua tổng số năm trước."
Với việc Đông Nam Á cung cấp tổng giá trị vốn cổ phần tư nhân vượt quá 10 tỷ USD trong năm 2018 trong năm thứ hai liên tiếp, đặc biệt là ở Việt Nam và Indonesia, thị trường này tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Khi đầu tư bền vững trở nên không thể thiếu trong khu vực này, tương lai của sự thay đổi xã hội trên toàn khu vực trông rất lạc quan.
NGUỒN Bain & Company