omniture

Tăng tốc thay đổi về mô hình tiêu dùng tại khu vực ASEAN do những xu hướng hình thành từ COVID-19

Bain & Company
2020-08-11 14:09 3794

Nghiên cứu của Bain & Company và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) chỉ ra rằng tầng lớp trung lưu dự kiến sẽ chiếm tới 70% dân số và mức độ tiêu dùng của họ sẽ tăng 2,2 lần, lên gần 4 nghìn tỉ USD đến năm 2030

SINGAPORE, ngày 11/8/2020 /PRNewswire/ -- Khu vực ASEAN mang đến cơ hội tiêu dùng ấn tượng trong những năm tới nhờ bốn động lực chính: xu hướng nhân khẩu học mạnh mẽ; mức thu nhập gia tăng; những chuyển dịch địa chính trị đang tăng cường đầu tư nước ngoài; và những tiến bộ kỹ thuật số đang mở ra các thị trường tiêu dùng mới. Đến năm 2030, khu vực ASEAN sẽ có tám xu hướng tiêu dùng chính, bao gồm tăng gấp đôi mức tiêu dùng và xóa nhòa ranh giới giữa mua sắm cao cấp và mua sắm dựa trên giá trị. Trong đó, đại dịch COVID-19 sẽ tăng tốc một số xu hướng, bao gồm ứng dụng kỹ thuật số và chuyển dịch các kênh bán lẻ. Đó là những kết quả trong báo cáo của Bain & Company và Diễn đàn kinh tế thế giới mang tên Tương lai tiêu dùng tại những thị trường tiêu dùng phát triển nhanh: ASEAN 2030.

Zara Ingilizian, Trưởng Ban các ngành tiêu dùng và tương lai tiêu dùng thuộc Diễn đàn kinh tế thế giới phát biểu: "Do ASEAN đang trên đà trở thành một trong những môi trường tiêu thụ năng động nhất thế giới, lãnh đạo của các khối tư và công phải cùng chia sẻ trách nhiệm để đảm bảo rằng xu hướng tiêu dùng đó bao trùm và có trách nhiệm. Mặc dù chúng ta đang nỗ lực đối phó với những thách thức trước mắt do đại dịch COVID-19, tôi tự tin rằng những dự báo chiến lược trong báo cáo này sẽ góp phần thúc đẩy hành động và mang lại tương lai thịnh vượng lâu dài cho khu vực ASEAN, với những lợi ích bền vững cho cả doanh nghiệp và xã hội."

ASEAN là khu vực kinh tế đông dân thứ ba thế giới và được dự đoán sẽ còn phát triển trong thập kỷ tiếp theo để vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Mức thu nhập đang gia tăng và tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đầu người của khu vực được dự đoán sẽ tăng 4% hàng năm lên 6.600 USD đến năm 2030. Khi đó nhiều hạng mục sản phẩm sẽ đạt đến "điểm uốn" tạo ra thay đổi và tiêu dùng sẽ tăng mạnh. Tiêu dùng nội địa hiện đang chiếm khoảng 60% GDP và dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 4 nghìn tỉ USD.

Ông Praneeth Yendamuri, cộng sự của Bain & Company và là đồng tác giả của báo cáo nhận định: "Trong thập kỷ tới, ASEAN sẽ đón nhận 140 triệu người tiêu dùng mới, chiếm 16% tổng người tiêu dùng toàn thế giới. Nhiều người trong số đó sẽ lần đầu tiên mua hàng trực tuyến và mua sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên, khi diễn ra đà tăng trưởng này, các tổ chức trong lĩnh vực tư nhân và công cộng cần phải xử lý cuộc khủng hoảng nhân đạo và sức khỏe trước mắt do COVID gây ra và những hệ lụy của nó".

Xu hướng ứng dụng kỹ thuật số nhanh chóng tại ASEAN sẽ còn tiếp tục gia tăng, với động lực là người tiêu dùng kỹ thuật số bản địa, nguồn vốn của các nhà đầu tư rót vào những cải tiến kỹ thuật số và chương trình hỗ trợ chuyển đổi số của chính phủ. Đến năm 2030, sẽ có gần 575 triệu người dùng Internet trong khu vực và kỹ thuật số sẽ tràn ngập hành trình tiêu dùng hàng ngày. Khi kỹ thuật số vươn tới những cộng đồng người thu nhập thấp và ở khu vực nông thôn, nó sẽ phá tan những rào cản gây trở ngại cho sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ, đồng thời thúc đẩy các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục và dịch vụ tài chính. Đại dịch COVID-19 đã cho thấy rõ mức độ cấp bách cần phục vụ khả năng truy cập kỹ thuật số cho những cộng đồng còn thua thiệt này, nhằm giúp họ truy cập các thông tin liên quan đến y tế và đặt mua các nhu yếu phẩm.

Khi lĩnh vực tiêu dùng tăng trưởng trong thập kỷ tới, lãnh đạo của các ngành tư nhân và công cộng sẽ đứng trước vô vàn cơ hội và thách thức. Để khai mở đầy đủ tiềm năng của khu vực, các bên liên quan cần thực hiện hiệu quả năm nhiệm vụ:

  1. Đảm bảo khả năng phục hồi hiệu quả và ấn tượng sau đại dịch COVID-19 cả về lĩnh vực y tế và kinh tế.
  2. Tập trung phát triển nhân tài và bao trùm kinh tế xã hội: Trong thập kỷ tới, 40 triệu người tại khu vực ASEAN sẽ đạt độ tuổi lao động và quá trình số hóa sẽ thay đổi bản chất cũng như số lượng của nhiều công việc. Khoảng 65% số lượng trẻ em bắt đầu vào tiểu học trong năm nay sau này sẽ làm công việc mới mà chưa xuất hiện ở thời điểm hiện tại.
  3. Đại dịch COVID-19 sẽ xúc tiến quá trình chuyển đổi sang các dịch vụ tự động hóa. Do đó, nhiệm vụ quan trọng là tạo ra công việc mới, giảm tình trạng thiếu hụt kỹ năng, đồng thời mang lại khả năng tiếp cận giáo dục, y tế và dinh dưỡng để đảm bảo xây dựng một lực lượng lao động khỏe mạnh và có khả năng cạnh tranh trong tương lai.
  4. Nâng cấp cơ sở hạ tầng để hỗ trợ đô thị hóa, đồng thời quản lý nguồn lực trong bối cảnh nhu cầu gia tăng nhanh chóng đang đặt áp lực lên nguồn lực của ASEAN.
  5. Thúc đẩy xây dựng các quy định mở và tích hợp theo hướng tập trung cục bộ trong bối cảnh khu vực có tiềm năng thu được nhiều lợi ích từ một ASEAN liên kết hơn, với những luồng hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, kiến thức và vốn nhân lực nội khối đang gia tăng.

Ông Yendamuri cho biết: "Hành vi tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng. Các khách hàng trẻ, thuộc tầng lớp trung lưu tại khu vực thành thị của năm 2030 sẽ hướng đến trải nghiệm cá nhân hóa, đáng giá đồng tiền và tích hợp trên cả các kênh bán hàng trực tuyến và trực tiếp. Mỗi thị trường trong nội khối ASEAN có hướng phát triển khác nhau và phương pháp "đa cục bộ" vẫn tiếp tục là mấu chốt nếu các công ty muốn thắng lợi tại khu vực cực kỳ đa dạng này".

Mayuri Ghosh, làm việc tại Bộ phận Chiến lược & Hợp tác công-tư, Ban tương lai tiêu dùng thuộc Diễn đàn kinh tế thế giới nhận định: "2020 là một năm đầy thách thức với nhiều bất ổn do COVID-19 gây ra. Về mặt tích cực, ASEAN đang đạt "điểm tới hạn" cả về tăng trưởng kinh tế và phát triển công dân theo hướng lấy con người làm trọng tâm. Khi ASEAN tăng trưởng dài hạn, việc tăng tốc hợp tác công-tư có thể khai mở toàn bộ tiềm năng của khu vực, giúp khu vực này vươn lên trở thành trung tâm phát triển kinh tế-xã hội và thương mại toàn cầu".

Doanh nghiệp, chính phủ và các nhà hoạch định chính sách sẽ ngày càng có tầm ảnh hưởng trên thị trường, đưa khu vực hướng tới tương lai tiêu dùng bền vững. Để đạt được mục tiêu này, các bên liên quan phải hợp tác chặt chẽ thông qua những mô hình kinh doanh bao trùm và cải tiến với sự hỗ trợ của môi trường chính sách thuận lợi. Đại dịch COVID-19 là phép thử đầu tiên trong số rất nhiều phép thử đang làm gia tăng sự bất ổn -- và phơi bày những điểm yếu cần khắc phục. Hợp tác công-tư có vai trò tối trọng trong việc khai mở tiềm năng đầy đủ của khu vực ASEAN cũng như giữ vững thành công tăng trưởng khi là một trong ba thị trường tiêu dùng phát triển nhanh nhất thế giới.

Giới thiệu về Bain & Company 

Bain & Company là công ty tư vấn toàn cầu chuyên hỗ trợ những nhà tạo lập thay đổi giàu hoài bão nhất thế giới hoạch định tương lai. Với 58 văn phòng tại 37 quốc gia, chúng tôi cộng tác với khách hàng để hướng tới một mục tiêu chung là đạt được kết quả xuất sắc, vượt trội trong cuộc đua và tái định hình các lĩnh vực. Chúng tôi kết hợp chuyên môn tích hợp, được điều chỉnh theo nhu cầu với hệ sinh thái năng động gồm các nhà cải tiến kỹ thuật số nhằm mang lại kết quả nhanh chóng và bền vững hơn. Kể từ khi thành lập năm 1973, chúng tôi luôn lấy thành công của khách hàng làm thước đo để xác định thành công của mình. Chúng tôi tự hào khi luôn duy trì mức độ vận động khách hàng cao nhất trong ngành. Đồng thời, khách hàng của chúng tôi cũng dẫn đầu thị trường chứng khoán với tỉ lệ 4-1.  Tìm hiểu thêm tại www.bain.com và theo dõi chúng tôi trên Twitter @BainAlerts.

Giới thiệu về Diễn đàn Kinh tế Thế giới 

Diễn đàn Kinh tế Thế giới là Tổ chức quốc tế thúc đẩy Hợp tác công-tư. Diễn đàn này thu hút các nhà lãnh đạo chính trị, doanh nghiệp, văn hóa cùng các lãnh đạo lỗi lạc nhất trong xã hội để xây dựng các chương trình nghị sự trong ngành, trong khu vực và quốc tế. Diễn đàn này được thành lập năm 1971, là tổ chức phi lợi nhuận và có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Đây là tổ chức độc lập, khách quan và không bị ràng buộc bởi bất kỳ lợi ích đặc biệt nào. 

nguồn: Bain & Company
Related Links: