omniture

Khảo sát của FICO: 95% ngân hàng Việt Nam tin rằng AI sẽ giúp ngăn chặn hoạt động rửa tiền hiệu quả hơn

FICO
2020-09-07 09:50 4615

HÀ NỘI, ngày 7 tháng 9 năm 2020 /PRNewswire/ --

- 45 % ngân hàng đang "chật vật" để sửa đổi hệ thống tuân thủ chống rửa tiền (AML) dựa trên quy tắc mà hiện có.

Điểm nổi bật:

  • 95% ngân hàng Việt Nam tin rằng AI sẽ ngăn chặn được nhiều hoạt động rửa tiền hơn.
  • 64 % các ngân hàng Việt Nam vẫn tin tưởng công nghệ dựa trên các quy tắc cũ vẫn thực hiện tuân thủ các quy định AML, tuy nhiên 45 % nói rằng họ phải chật vật để sửa đổi các hệ thống này.
  • Tại Việt Nam, 96% ngân hàng cho biết họ sẽ đầu tư vào việc phòng chống tội phạm tài chính trong năm tới và 27% có kế hoạch tăng đáng kể khoản đầu tư này vào năm 2021.

Thêm thông tin: https://content.fico.com/TABaml_vn_pr

Một cuộc khảo sát gần đây của công ty phần mềm phân tích toàn cầu FICO đã tiết lộ rằng trong khi 95% các ngân hàng Việt Nam tin rằng AI sẽ tăng cường các nỗ lực chống rửa tiền, nhiều người vẫn không chắc chắn làm thế nào để vận hành công nghệ tiên tiến này.

Ngược lại, khi được hỏi về hiệu quả của công nghệ cũ dựa trên các quy tắc (rule-based), 64% ngân hàng Việt Nam cho biết họ vẫn tin vào khả năng của các hệ thống AML này, mặc dù 45% cho biết họ gặp phải những khó khăn đáng kể khi điều chỉnh chúng.

Timothy Choon, Trưởng bộ phận Tội phạm Tài chính của FICO tại Châu Á Thái Bình Dương cho biết: "Các hệ thống tuân thủ dựa trên các quy tắc tiếp tục là chủ lực của các ngân hàng ở Châu Á Thái Bình Dương khi chống tội phạm tài chính".

"Tuy nhiên, một số ngân hàng áp dụng sớm đang bắt đầu bước vào thế giới mới của AI và nhận ra rằng các hệ thống dựa trên quy tắc có từ hàng thập kỷ qua không thể tự mình theo kịp các mối đe dọa tinh vi. Bí quyết là vận hành công nghệ AI tiên tiến và khiến nó hoạt động song song với các hệ thống dựa trên quy tắc. Trên thực tế, 20% số ngân hàng được khảo sát chọn đây là trở ngại chính của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu giảm thiểu rủi ro tội phạm tài chính."

Cuộc khảo sát cho thấy những thách thức chính đối với các giải pháp tuân thủ AML hiện có trong khu vực là: khả năng đáp ứng các loại rủi ro tuân thủ mới trong các kênh và sản phẩm; khả năng cung cấp giải pháp tuân thủ tích hợp đầu cuối; và cơ sở hạ tầng để cập nhật nhanh chóng với các thay đổi trong quy định.

Tại Châu Á Thái Bình Dương, các ngân hàng đa quốc gia thiên về sử dụng hệ thống AML của các nhà cung cấp giải pháp, trong khi việc sử dụng hệ thống tự phát triển phổ biến hơn với các ngân hàng trong nước.

Động lực chính của chiến lược chống tội phạm tài chính

Một trong những chỉ số hàng đầu thúc đẩy sự thay đổi trong chiến lược chống tội phạm tài chính là trải nghiệm của khách hàng. Hơn 2/5 số người được hỏi xếp việc này là một trong những cân nhắc hàng đầu của họ với 17% các ngân hàng châu Á Thái Bình Dương xem đó là yếu tố chính đằng sau cách tiếp cận hiện tại và tương lai của họ.

Choon nói: "Chúng ta có thể thấy rằng việc giải quyết các nhu cầu cạnh tranh về tuân thủ quy định và trải nghiệm khách hàng vẫn là một hành động cân bằng đối với hầu hết các tổ chức."

"Các ngân hàng bị thách thức bởi sự cần thiết phải có thêm thông tin để đối phó với tỷ lệ cảnh báo cao từ các hệ thống không hiệu quả, trong khi không làm phiền khách hàng với các câu hỏi xác minh không ngừng."

Tiếp đến, các yếu tố cần cân nhắc xếp hạng thứ hai và thứ ba bởi các ngân hàng bao gồm, thiệt hại danh tiếng và tổn thất tài chính trực tiếp. Khi nói đến thách thức tội phạm tài chính, gần một nửa số ngân hàng được khảo sát đã nêu vấn đề tốc độ phản ứng với các mối đe dọa mới, trong khi một phần ba tin rằng đạt được khả năng phát hiện chính xác vẫn là một thử thách quan trọng.

Giải pháp tuân thủ toàn diện của FICO [https://c212.net/c/link/?t=0&l=en&o=2869268-1&h=151877866&u=https%3A%2F%2Fwww.fico.com%2Fen%2Fsolutions%2Fcompliance&a=FICO%27s+comprehensive+compliance+solution]

kết hợp các kỹ thuật máy học tiên tiến được thiết kế để giải quyết những thách thức này bằng cách cải thiện đáng kể độ chính xác của các cảnh báo thông qua các mô hình phân tích nâng cao được cấp bằng sáng chế như Phân cụm mềm và Điểm Nguy cơ có thể giúp các tổ chức tài chính vận hành AI trong các chiến lược tuân thủ hiện có của họ.

Đầu tư vào công nghệ tuân thủ

Phần lớn các ngân hàng (93%) trên khắp Châu Á Thái Bình Dương có khả năng tiếp tục chi tiêu cho công nghệ phục vụ việc nâng cấp hoặc tăng cường hệ thống tuân thủ của họ. Tuy nhiên, tại các trung tâm tài chính khu vực quan trọng như Singapore và Hồng Kông, chỉ có hai phần ba số người được hỏi cho biết ngân hàng của họ có khả năng sẽ bắt đầu đầu tư mới vào công nghệ tuân thủ, có thể là do họ đã chi tiêu đáng kể trong lĩnh vực này trong những năm gần đây.

Tại Việt Nam, 96% ngân hàng cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư tuân thủ trong năm tới và 27% có kế hoạch để tăng đáng kể khoản đầu tư này vào năm 2021.

Tổng mức đầu tư vào công nghệ tuân thủ của các ngân hàng ở Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng vào năm 2021. 49% số ngân hàng được hỏi cho biết ngân sách sẽ tăng, với 34% dự kiến sẽ tăng đáng kể. Điều thú vị là, các ngân hàng nước ngoài nghiêng về chi tiêu mới so với các đối tác trong nước. Indonesia, Australia, Thái Lan và Philippines là những thị trường cho biết sẽ đầu tư nhiều nhất vào năm 2021.

Choon nói: "Cuộc khảo sát này được thực hiện vào tháng 5 cho thấy ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế gần đây do đại dịch gây ra, các ngân hàng vẫn cam kết chi tiêu có mục tiêu giúp tăng khả năng phòng thủ tuân thủ AML của họ". "Mức độ sẵn sàng tăng lên về nhận thức về sự tuân thủ và về gian lận như một nguy cơ tội phạm tài chính phổ biến - một kẻ lừa đảo có nhiều khả năng sẽ rửa tiền và ngược lại".

"Sự hội tụ này là một xu hướng toàn cầu. Các ngân hàng ở Mỹ và Anh đang trong quá trình tích hợp đầy đủ các chức năng tuân thủ và chống gian lận của họ, tập hợp các nhóm, lãnh đạo và công nghệ. Chúng tôi tin rằng các ngân hàng ở Châu Á Thái Bình Dương đang hướng đến những thị trường này để xem những gì sẽ có hiệu quả, với kế hoạch thực hiện nhanh chóng trong 24-36 tháng tới. "

Khảo sát tuân thủ AML tích hợp của FICO được thực hiện vào tháng 5 năm 2020 bằng cách sử dụng một cuộc thăm dò định lượng trực tuyến của 256 giám đốc điều hành cấp cao từ các ngân hàng trên mười một quốc gia được thực hiện bởi một công ty nghiên cứu độc lập thay mặt FICO. Các quốc gia được khảo sát là Australia, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Về FICO

FICO (NYSE: FICO) tiếp sức cho các quyết định giúp mọi người và doanh nghiệp trên toàn thế giới thịnh vượng. Được thành lập vào năm 1956 và có trụ sở tại Thung lũng Silicon, công ty tiên phong trong việc sử dụng phân tích dự đoán và khoa học dữ liệu để cải thiện các quyết định hoạt động. FICO nắm giữ hơn 195 bằng sáng chế của Hoa Kỳ và nước ngoài về các công nghệ giúp tăng lợi nhuận, sự hài lòng và tăng trưởng của khách hàng cho các doanh nghiệp trong các dịch vụ tài chính, sản xuất, viễn thông, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ và nhiều ngành khác. Sử dụng các giải pháp FICO, các doanh nghiệp tại hơn 100 quốc gia đã làm được mọi việc từ bảo vệ 2,6 tỷ thẻ thanh toán khỏi gian lận, đến giúp mọi người có được tín nhiệm, để đảm bảo rằng hàng triệu máy bay và xe cho thuê được đưa đến đúng chỗ vào đúng thời điểm.

Tìm hiểu thêm tại www.fico.com.

Tham gia cuộc trò chuyện trên Twitter tại @FICOnews_APAC [https://c212.net/c/link/?t=0&l=en&o=2869268-1&h=2652755324&u=https%3A%2F%2Ftwitter.com%2FFICOnews_APAC&a=%40FICOnews_APAC]

FICO là nhãn hiệu đã đăng ký của Fair Isaac Corporation tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác

LIÊN HỆ:
Neil Mirano
RICE cho FICO
+ 65-3157-5680
neil.mirano@ricecomms.com;

Saxon Shirley
FICO
+ 65-9171-0965
saxonshirley@fico.com

https://mma.prnasia.com/media2/450763/FICO_Logo.jpg?p=medium600

nguồn: FICO
Related Stocks:
NYSE:FICO
Related Links: