BẮC KINH, 26/7/2021 /PRNewswire/ - Có rất nhiều ỨNG DỤNG dự báo thời tiết giúp chúng ta biết được thời tiết sẽ thay đổi như thế nào trong những ngày tới. Liệu có một ỨNG DỤNG nào để dự báo môi trường đại dương không. Người dùng ở bất cứ đâu trên thế giới cũng có thể sử dụng Ứng dụng di động Global Ocean on Desk (GOOD).
ỨNG DỤNG GOOD cho phép người dùng ở khu vực Đông Nam Á tra cứu thông tin dự báo về môi trường biển trực tiếp và miễn phí trên chính chiếc điện thoại di động của họ. Ứng dụng này có thể dự báo các thảm họa biển như triều cường và sóng thần, từ đó hỗ trợ các hoạt động trên biển cho ngư dân như ngăn ngừa và giảm thiểu các hiểm họa biển, quản lý nghề cá và thậm chí là du lịch.
ỨNG DỤNG ba ngôn ngữ Thái-Malaysia-Anh này là sản phẩm hợp tác của Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của Quỹ Hợp tác Trung Quốc-ASEAN. Ứng dụng có thể trực quan hóa dự đoán dạng số liệu về môi trường biển, bao gồm chiều cao sóng bề mặt, chu kỳ sóng, mực nước biển, dòng hải lưu ba chiều, nhiệt độ nước biển và độ mặn, v.v. trên toàn thế giới trong 120 giờ tiếp theo (5 ngày) trên thiết bị di động.
GOOD không phải là một ứng dụng được phát triển trong một sớm một chiều. Trên thực tế, trước khi chính thức ra mắt ỨNG DỤNG này vào tháng 12/2018, các nhà phát triển đã xây dựng Hệ thống Dự báo Đại dương (OFS), phần cốt lõi của ỨNG DỤNG GOOD APP, trong nhiều thập kỷ và chính thức đưa hệ thống này vào giai đoạn thử nghiệm từ tháng 5/2012 đến tháng 11/2018.
OFS hoạt động dựa trên mô hình số liệu thống kê kết hợp dữ liệu hoàn lưu-sóng-thủy triều trên bề mặt. Trong khi các mô hình đại dương khác đưa ra dự đoán về sóng, thủy triều và hoàn lưu riêng biệt mà không xem xét sự tác động giữa các yếu tố này, mô hình mới OFS lại xem xét đồng thời ba yếu tố này, do đó cải thiện đáng kể độ chính xác cũng như tính hiệu quả cho công tác dự báo đại dương. Ví dụ, sai số dự báo về độ sâu tầng hỗn hợp là một yếu tố quan trọng trong hoạt động bảo vệ hệ sinh thái biển, diễn biến bão lốc và dự báo khí hậu, nhưng vấn đề này lại là một nút thắt trong nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, giờ đây OFS có thể được loại bỏ hơn 80% sai số này.
Giáo sư Qiao Fangli, trưởng nhóm nghiên cứu từ Viện Hải dương học Thứ nhất (First Institute of Oceanography - FIO), Bộ Tài nguyên Trung Quốc, cho biết: "Mô hình này đã được kiểm chứng qua nhiều đợt quan trắc và thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Ứng dụng có thể đưa ra các con số dự báo đại dương chính xác từ 80% đến 90%".
Năm 2008, khi giáo sư Qiao Fangli được mời chia sẻ một bài phát biểu quan trọng về mô hình đại dương đột phá của ông tại Hội nghị chuyên đề khoa học quốc tế IOC/WESTPAC lần thứ 8, lần đầu tiên ông gặp gỡ Giáo sư Somkiat Khokiattiwong thuộc Trung tâm Sinh vật biển Phuket (PMBC), Thái Lan, người lúc đó là Chủ tịch Hệ thống Quan trắc Đại dương Toàn cầu Đông Nam Á (SEAGOOS), cùng Giáo sư Fredolin Tangang của Đại học Kebangsaan Malaysia (UKM), Malaysia. Sau một cuộc thảo luận sôi nổi, 3 người đã nảy ra ý tưởng kết hợp các nhóm nghiên cứu từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia để cùng nhau phát triển một hệ thống dự báo đại dương mới. Dự án này đã được IOC/WESTPAC phê duyệt vào năm 2010. Sau hai năm, OFS lần đầu tiên được ra mắt vào tháng 5/2012.
Ông Qiao cho biết: "Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và tất cả các nước liên quan có thể được hưởng lợi từ dự án OFS. Không chỉ vậy, sự hợp tác của chúng tôi đã góp phần tăng cường đáng kể tình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia với nhau".
OFS đã góp phần quan trọng trong chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn tàu Phuket Boat Capsizing vào tháng 7/2018. Tai nạn xảy ra khi hai tàu du lịch chở hơn 130 du khách nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, bị lật ngoài khơi đảo nghỉ dưỡng Phuket ở miền nam Thái Lan do một cơn bão mạnh bất ngờ trong tình hình mưa nặng hạt ở phía Tây Nam.
Bên cạnh nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn do chính quyền Thái Lan dẫn đầu, nhóm nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc và Thái Lan đã hỗ trợ mạnh mẽ về mặt khoa học. Họ đã dự báo được dòng hải lưu và sóng biển, đồng thời thu hẹp khu vực tìm kiếm mục tiêu xuống 10% bằng cách sử dụng OFS để dự đoán chính xác dòng hải lưu xung quanh những chiếc thuyền bị chìm, điều này đã giúp đội cứu hộ Thái Lan thực hiện nhiệm vụ cứu hộ một cách hiệu quả.
OFS hiện nay là hệ thống dự báo môi trường đại dương quốc gia của cả Thái Lan và Malaysia. Ngoài cứu hộ hàng hải, OFS đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như bảo vệ rạn san hô, an toàn hàng hải, truy tìm nguồn gốc và dự đoán rác trôi nổi trên biển và dầu tràn, v.v. Đối với ngư dân, OFS và ứng dụng GOOD phát triển sau có khả năng cung cấp các dự báo, giảm thiểu rủi ro để đảm bảo an toàn và sản xuất một cách hiệu quả.
Qiao Fangli nhận định: "Chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện OFS và ỨNG DỤNG GOOD. Chúng tôi hy vọng những nỗ lực hợp tác với các đối tác từ nhiều quốc gia khác nhau trong việc phát triển OFS và GOOD sẽ cải thiện đáng kể sự an khang cho mọi người dân ven biển".