omniture

Quỹ Phát triển Đại dương Trung Quốc: Yin Ping- Tôi mong đợi nhiều dự án hợp tác nhiều hơn nữa giữa Trung Quốc và Việt Nam

China Oceanic Development Foundation
2021-09-01 19:40 3811

BẮC KINH, 01/09/2021 /PRNewswire/ -- Sông Hồng quanh co giữa những ngọn núi và cánh đồng lúa rì rào trong gió. Trên đồng bằng châu thổ sông Hồng tươi đẹp, Yin Ping và nhóm của bà đang tiến hành khám phá thực địa.

Bà chỉ vào lõi trầm tích vừa khoan lên và nói với các thành viên Trung Quốc và Việt Nam trong nhóm: "Đây là lớp than bùn hoàn hảo để xác định niên đại. Lấy mẫu vật tại đây". Bà Yin Ping là trưởng nhóm khoa học Nghiên cứu so sánh sự tiến hóa trầm tích Holocen của đồng bằng sông Dương và sông Hồng. Bà đã nhiều lần đi du ngoạn dọc theo các con sông để quan sát cảnh quan, thu thập mẫu thí nghiệm và tiến hành giám sát thực nghiệm từ thượng nguồn đến cửa sông.

Joint field excursion to the upper basin of the Red River in Yunnan Province, China
Joint field excursion to the upper basin of the Red River in Yunnan Province, China

Bà sinh năm 1971 và lớn lên tại một ngôi làng vùng núi dồi dào tài nguyên khoáng sản ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã vô cùng ấn tượng với những nhà địa chất học đến ngôi làng của bà để thu thập nhiều mẫu đá và khoáng sản khác cùng với những câu chuyện họ biết về trái đất. Kể từ đó, bà đã quyết tâm trở thành một nhà địa chất học. Sau khi tốt nghiệp trung học, bà theo học trường Đại học Hải dương Thanh Đảo về chuyên ngành địa chất hải dương và lấy bằng Tiến sĩ. Sau đó, bà đến Đan Mạch và Pháp với tư cách một nhà khoa học nước ngoài và nhà nghiên cứu sau tiến sĩ. Năm 2002, bà trở lại Trung Quốc và tiếp tục nghiên cứu về địa chất môi trường hải dương và ven biển cũng như tai biến địa chất. Bà hiện là Phó giám đốc Viện Địa chất biển Thanh Đảo, Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc.

Bà chia sẻ: "Ngày nay các cùng ven biển đang bị chiếm dụng không gian để phát triển kinh tế - xã hội, khiến các vấn đề môi trường xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Tôi tin rằng nghiên cứu và ứng dụng trong những lĩnh vực trên có thể tạo ra sự khác biệt".

Năm 2011, một thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản để giải quyết các vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được ký kết. Trong khuôn khổ thỏa thuận này, Trung Quốc và Việt Nam sẽ thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề trên biển ít nhạy cảm. Nghiên cứu so sánh về tiến hóa trầm tích Holocen khu vực đồng bằng châu thổ sông Dương và sông Hồng do Bộ Tài nguyên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam tổ chức.

Yin Ping cho biết: "Tôi nhận thấy rằng đồng bằng châu thổ sông Dương và sông Hồng có rất nhiều điểm tương đồng về tiến hóa địa chất, đặc điểm trầm tích và nguy cơ dễ bị tổn thương do tác động của con người và biến đổi khí hậu, v.v. Tôi tin rằng hành trình nghiên cứu so sánh chung và chia sẻ kinh nghiệm đôi bên là vô cùng ý nghĩa".

Vào tháng 6/2013, bà đã gặp gỡ ông Phùng Văn Phách, nguyên Viện trưởng Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Bà chia sẻ: "Ông ấy là đối tác tuyệt vời và là một nhà khoa học tận tâm. Chúng tôi có nhiều quan điểm giống nhau về hợp tác nên rất nhanh đi tới thỏa thuận chung". Biên bản ghi nhớ được ký kết vào tháng 10/2014 và dự án được khởi công vào năm 2015 dưới sự tài trợ của cả Trung Quốc và Việt Nam.

"Tôi tin rằng các nhà khoa học trẻ từ cả hai quốc gia có thể nỗ lực cùng nhau xây dựng một cộng đồng hàng hải hướng tới tương lai của cả hai bên". Trong những năm qua, 72 nhà khoa học địa chất từ Trung Quốc và Việt Nam đã tham gia hợp tác, thực hiện 8 chuyến khảo sát địa chất thực địa và 7 cuộc hội thảo học thuật, đồng thời xuất bản hơn 40 bài báo nghiên cứu. Ngoài ra, Trung Quốc còn tổ chức một loạt các khóa đào tạo kéo dài 3 tháng để tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam chia sẻ kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm về khoa học địa chất biển. Chương trình này đã mang đến cho chúng tôi vô vàn giá trị. Quan trọng hơn là, chúng tôi đã trở thành những người bạn tốt và trao đổi thường xuyên. Bà Yin Ping vô cùng cảm kích khi có thêm nhiều đồng nghiệp thông qua việc hợp tác.

Những kiến thức và kinh nghiệm đạt được từ chương trình này thực sự truyền cảm hứng cho bà. Giai đoạn hai của hợp tác đồng bằng châu thổ đã được thông qua gần đây. Bà Yin Ping cho biết: "Được làm việc cùng những nhà khoa học để hướng tới bảo vệ môi trường hải dương thực sự là cơ hội tuyệt vời. Vẫn còn nhiều tiềm năng cho Trung Quốc và Việt Nam trong nghiên cứu khoa học địa chất biển chung. Tôi mong đợi nhiều cơ hội hơn trong tương lai".

nguồn: China Oceanic Development Foundation