BẮC KINH, 16/09/2021 /PRNewswire/ -- Vào mùa hè năm 2016, bà Cherry Wei cùng các đồng nghiệp tại Công ty TNHH Hiseaton Foods Quảng Tây đã đến Brunei theo lời mời của chính phủ nước này để bắt đầu hoạt động kinh doanh thủy sản mới và thành lập nên công ty Hiseaton Fisher Sdn Bhd. Bà Cherry Wei, Giám đốc điều hành của Hiseaton, chia sẻ: "Trước đó vào tháng 12/2015, Tiến sĩ Dato, khi ấy là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Du lịch, đã chân thành mời chúng tôi phát triển nghề cá tại Brunei vào thời điểm Hiseaton đang tìm hiểu về tình hình nuôi trồng thủy sản nơi đây".
Phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển dài hạn "Tầm nhìn 2035" của Brunei. Brunei hy vọng sẽ phát triển nền kinh tế phi dầu khí trong bối cảnh giá dầu liên tục giảm. Bà Nurafiqah, một nhân viên của bộ phận sản xuất giống tại Hiseaton cho biết: "Mục tiêu công việc của tôi là hỗ trợ chính sách đa dạng hóa kinh tế của chính phủ Bruneian, chuyển dịch ra khỏi ngành dầu khí vốn chiếm ưu thế, thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản địa phương tăng trưởng và hạn chế phụ thuộc vào nhập khẩu cá giống".
Những lời của bà cho thấy một trong những khó khăn chính đối với nuôi trồng thủy sản ở Brunei là thiếu nguồn cung cấp cá giống trong nước. Trước đây, cá giống dùng trong nuôi trồng thủy sản đều phải nhập khẩu. Không chỉ có giá thành cao, nguồn cung không ổn định mà tỷ lệ sống của cá giống cũng thấp, gây khó khăn không nhỏ cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản của Brunei. Bà Wei nói: "Chúng tôi đang nỗ lực để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững ở Brunei.
Nếu không có nguồn cung cấp cá giống chất lượng cao liên tục và ổn định thì sau này sẽ không có cơ sở để chăn nuôi và chế biến thủy sản". Bà đã miệt mài chuẩn bị các thiết bị nuôi trồng thủy sản, tuyển dụng nhân viên chăn nuôi và thu xếp rất nhiều công việc khác tới mức mỗi ngày đều ngủ không quá 5 tiếng.
Hiện tại, Hiseaton là công ty duy nhất ở Brune tiến hành chăn nuôi và sản xuất bền vững cá rô đồng (cá chẽm). Hiện đàn cá chẽm thế hệ con đầu tiên đã nặng hơn 5 kg. Thế hệ thứ hai từ đàn cá giống dự kiến sẽ được sinh sản vào năm 2022.
Là người tiên phong trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Brunei, con đường phía trước của Hiseaton không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nhân viên địa phương Maziyah cho biết: "Theo như tìm hiểu, một số người dân địa phương vẫn đang sử dụng xyanua và thuốc nổ để đánh bắt cá, điều này có thể gây tổn thất lớn và phá hủy môi trường sống cũng như hệ sinh thái cá của chúng tôi". Để đối phó với vấn đề này, công ty nỗ lực tìm cách thiết lập một chu trình nuôi trồng thủy sản hiệu quả bằng cách sắp xếp lịch trình nuôi trồng và thu hoạch cá giống hàng tháng.
Khi hoạt động thăm dò của Hiseaton bắt đầu thu được kết thì diễn ra đại dịch COVID-19. Ở giai đoạn đầu của đợt bùng phát, một số nhân viên nước ngoài đã rời khỏi Brunei do e ngại tình hình dịch bệnh bất ổn hoặc do lo lắng về việc hết hạn thị thực. Vì hầu hết các kỹ thuật viên chăn nuôi đều là nhân viên nước ngoài nên một số công tác đã bị trì hoãn do không đủ nhân lực.
Một vấn đề khác là hạn chế xuất nhập khẩu trong thời kỳ đại dịch. Một số thiết bị canh tác và nguyên liệu thô chủ yếu dựa vào nhập khẩu nay lại bị hạn chế và không được cung cấp kịp thời do tác động của dịch bệnh. Mặt khác, thị trường ở Brunei còn nhỏ nên nhiều mặt hàng thủy sản phải phụ thuộc vào xuất khẩu. Sau khi dịch bệnh bùng phát, hoạt động hậu cần của chuỗi cung ứng lạnh bị cản trở nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng dư thừa sản phẩm trong kho. Giá vận chuyển tăng cao cộng với thiệt hại từ hoạt động thu hoạch một số cá nuôi bị chậm trễ do thiếu nhân lực đã đẩy giá thành sản phẩm xuất khẩu cao hơn và giảm sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.
May mắn thay, đại dịch đang dần được kiểm soát nên chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ gia hạn visa cho người lao động nước ngoài; kết quả là một số nhân viên đã trở lại Brunei.
Kể từ khi gia nhập thị trường Brunei, Hiseaton đã giữ cho giá thủy sản không biến động so với giá tại thị trường ban đầu bất chấp đại dịch tiếp tục diễn biến. Bà Wei khẳng định: "Chúng tôi đã vượt qua khó khăn và tăng cường nguồn cung để đáp ứng nhu cầu tại thị trường Brunei. Đây là trách nhiệm xã hội của chúng tôi trong thời điểm đặc biệt như hiện nay".
Dẫu đối diện với muôn trùng khó khắn, bà Wei và đội ngũ nhân viên đến từ các quốc gia khác nhau bao gồm Trung Quốc, Brunei, Myanmar, Bangladesh, Indonesia, Philippines lại không hề nao núng. Bà chia sẻ: "Đây là sự hợp tác vô cùng quý báu giữa các quốc gia vì một hệ sinh thái ngư nghiệp bền vững ở Brunei. Chúng tôi đã liên hệ với ngư dân địa phương và các công ty nuôi trồng thủy sản để hiểu thêm về tình hình nghề cá hiện tại của Brunei. Theo đó, chúng tôi đã áp dụng rất nhiều sáng kiến, công nghệ và thiết bị nuôi trồng thủy sản tiên tiến. Chúng tôi luôn nỗ lực tìm ra điểm chung giữa hai bên và cùng nhau thúc đẩy ngành công nghiệp hàng hải ở Brunei phát triển hơn nữa".