BẮC KINH, 10/12/2021 /PRNewswire/ -- Với vị thế là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới, Trung Quốc cam kết sẽ sát cánh cùng tất cả các nước đang phát triển để thúc đẩy sự nghiệp nhân quyền quốc tế phát triển lành mạnh tại một diễn đàn về nhân quyền vào hôm thứ Tư vừa qua.
Diễn đàn Nhân quyền Nam-Nam thường diễn ra 2 năm một lần và năm nay sự kiện đã bước sang năm thứ ba tại Bắc Kinh với chủ đề "đặt con người lên hàng đầu và quản trị nhân quyền toàn cầu".
Trong lá thư gửi đến diễn đàn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng có rất nhiều cách để thực thi và khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác cùng các nước đang phát triển khác để thúc đẩy những giá trị chung của nhân loại.
Những thành tựu trong sự nghiệp nhân quyền của Trung Quốc
Các quốc gia trên thế giới có thể và nên lựa chọn con đường phát triển nhân quyền phù hợp với điều kiện quốc gia riêng biệt.
Với quan điểm nhân quyền là biểu tượng của sự tiến bộ trong nền văn minh nhân loại, ông Tập đề cao hướng đi đặt con người lên hàng đầu và biến khát vọng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp của người dân thành mục đích hoạt động là trách nhiệm của tất cả các quốc gia.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ trong phát triển nhân quyền, đặc biệt là nỗ lực xóa đói giảm nghèo.
Ông phát biểu: "Người dân Trung Quốc giờ đây được nâng cao ý thức về lợi ích, hạnh phúc và an ninh trong việc bảo vệ nhân quyền".
Theo sách trắng về tiến bộ nhân quyền thông qua xây dựng xã hội thịnh vượng vừa phải do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện công bố vào hồi tháng 8 vừa qua, 770 triệu cư dân nông thôn sống dưới mức nghèo đói của Trung Quốc đã thành công thoát nghèo sau khi quốc gia áp dụng chính sách cải cách và mở cửa vào năm 1978.
Nước này đã hoàn thành mục tiêu giảm nghèo trong Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc trước 10 năm so với kế hoạch.
Vào hồi tháng 9, Trung Quốc đã công bố Kế hoạch hành động nhân quyền của Trung Quốc (2021-2025), trình bày chi tiết gần 200 mục tiêu và nhiệm vụ liên quan đến quyền đối với mức sống cơ bản, sự tham gia của cộng đồng để cùng đưa quyết định về môi trường và quyền của các nhóm dân tộc thiểu số.
Hợp tác Nam-Nam trong lĩnh vực nhân quyền quốc tế
Trước bối cảnh đại dịch COVID-19 đã thay đổi cục diện toàn thế giới, các nước đang phát triển cần giải quyết những vấn đề nhân quyền như thế nào trong thời kỳ hậu COVID là trọng tâm tại diễn đàn.
Ông Tập đã mô tả hợp tác Nam-Nam - hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa các quốc gia ở Nam Toàn cầu - là một sáng kiến tuyệt vời của các quốc gia đang phát triển mong muốn tìm kiếm sức mạnh dựa trên tinh thần đoàn kết.
Tại diễn đàn đầu tiên năm 2017, ông đã nhấn mạnh rằng không thể phát triển nhân quyền trên toàn thế giới nếu không có nỗ lực chung của hơn 80% dân số thế giới từ các nước đang phát triển.
Trung Quốc rất coi trọng hợp tác Nam-Nam. Bên cạnh đối thoại chính trị và hợp tác tài chính, Trung Quốc còn nỗ lực thúc đẩy trao đổi kiến thức và chuyên môn thông qua các chương trình, dự án và sáng kiến được thiết kế để giải quyết nhiều vấn đề cụ thể của các quốc gia.
Kể từ khai sinh ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, đất nước tỷ dân đã đề nghị hỗ trợ những nước còn khó khăn khác trên hành trình phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu dài với các nước đó.
Trong 5 năm qua, Quỹ hỗ trợ hợp tác Nam-Nam do Trung Quốc thành lập đã làm việc chặt chẽ với hàng chục tổ chức quốc tế để thực hiện hơn 100 dự án sinh kế tại hơn 50 quốc gia, mang lại lợi ích cho hơn 20 triệu người.
Tại diễn đàn năm nay, những người tham dự đã khám phá tiềm năng của hệ thống nhân quyền quốc tế tương lai giữa những thách thức từ các vấn đề toàn cầu như đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu.
Gần 400 quan chức cấp cao, chuyên gia, học giả và phái viên ngoại giao từ hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế, đã tham dự diễn đàn trực tuyến hoặc ngoại tuyến.